Logistics là gì? Dịch vụ logistics thế nào?

Logistics là gì? Dịch vụ logistics thế nào?

Logistics là một trong những số ít thuật ngữ khó dịch nhất, giống như từ “Marketing” , từ Tiếng Anh sang Tiếng Việt và thậm chí cả những ngôn ngữ khác. Bởi vì bao hàm nghĩa của từ này quá rộng nên không một từ đơn ngữ nào có thể truyền tải được hết ý nghĩa của nó. Nhưng rất nhiều công ty giao nhận vận tải lại được đăng ký là ví dụ như AB Logistics như vậy vô tình công ty này có thể được hiểu là nhà cung cấp dịch vụ logistics, mà không biết logistics là gì?
(Logistics là gì? Dịch vụ logistics thế nào?)
Một số định nghĩa Logistics là hậu cần, số khác lại định nghĩa là nhà cung ứng các dịch vụ kho bãi và giao nhận hàng hoá vv …và chúng ta thấy rằng đây giống như là một cái áo thời trang mà công ty giao nhận vận tải hàng hóa nào cũng muốn có để tăng thêm sức mạnh cho mình.

Vậy Logistics Là Gì?

Có rất nhiều khái niệm về thuật ngữ này :

Logistics được hiểu là quá trình hoạch định, thực hiện và kiểm soát sự lưu thông và tích trữ một cách hiệu qủa tối ưu các loại hàng hoá, nguyên vật liệu, thành phẩm và bán thành phẩm, dịch vụ và thông tin đi kèm từ điểm khởi đầu tới điểm kết thúc nhằm mụch đích tuân theo các yêu cầu của khách hàng.

Logistics có thể được định nghĩa là việc quản lý dòng chung chuyển và lưu kho nguyên vật liệu, quá trình sản xuất, thành phẩm và xử lý các thông tin liên quan.....từ nơi xuất xứ đến nơi tiêu thụ cuối cùng theo yêu cầu của khách hàng. Hiểu một cách rộng hơn nó còn bao gồm cả việc thu hồi và xử lý rác thải (Nguồn : UNESCAP..........................)

Logistics là quá trình xây dựng kế hoạch, cung cấp và quản lý việc chu chuyển và lưu kho có hiệu quả hàng hoá, dịch vụ và các thông tin liên quan từ nơi xuất xứ đến nơi tiêu thụ vì mục tiêu đáp ứng nhu cầu của khách hàng (World Marintime Unviersity- Đại học Hàng Hải Thế Giới, D. Lambert 1998).

Thực ra Logistics được áp dụng rất rộng rãi trong nhiều ngành không chỉ trong Quân sự từ rất lâu, được hiểu là hậu cần, mà nó còn áp dụng trong sản xuất tiêu thụ, giao thông vận tải vv..

Vì vậy trên cơ sở Logistics tổng thể (Global Logistic) người ta chia hoạt động logistics thành Supply Chain Managment Logistics –Logistics quản lý chuỗi cung ứng. Transportation Management Logistics- Logistics quản lý vận chuyển hàng hóa. Warhousing/ Inventery Management Logistics –Logistics về quản lý lưu kho, kiểm kê hàng hoá, kho bãi.

Như vậy quản lý Losticgis là sự điều chỉnh cả một tập hợp các hopạt động của nhiều ngành cùng một lúc và chỉ khi nào người làm giao nhận có khả năng làm tất cả các công việc liên quan đến cung ứng, vận chuyển, theo dõi sản xuất, kho bãi, thủ tục hải quan, phân phối….mới được công nhận là nhà cung cấp dịch vụ logistics. Xét về điều kiện này thì hầu như chưa có công ty Việt Nam nào có thể làm được, chỉ một số rất it các công ty nước ngoài và cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay như: DHL Danzas, TNT Logistics……

Lịch sử logistics

Về mặt lịch sử, thuật ngữ logistics bắt nguồn từ các cuộc chiến tranh cổ đại của đế chế Hy Lạp và La Mã. Khi đó, những chiến binh có chức danh “Logistikas” được giao nhiệm vụ chu cấp và phân phối vũ khí và nhu yếu phẩm, đảm bảo điều kiện cho quân sỹ hành quân an toàn từ bản doanh đến một vị trí khác. Công việc “hậu cần” này có ý nghĩa sống còn tới cục diện của chiến tranh, khi các bên tìm mọi cách bảo vệ nguồn cung ứng của mình và tìm cách triệt phá nguồn cung ứng của đối phương. Quá trình tác nghiệp đó dần hình thành một hệ thống mà sau này gọi là quản lý logistics.

Trong thế chiến thứ hai, vai trò của “logistics” càng được khẳng định. Đội quân hậu cần của quân đội Mỹ và đồng minh tỏ ra có hiệu quả hơn của quân đội Đức. Quân Mỹ đã đảm bảo cung cấp vũ khí, đạn dược, và quân nhu đúng địa điểm, đúng thời gian, bằng những phương thức tối ưu. Nhờ phát huy ưu thế về công tác hậu cần mà Mỹ và đồng minh đã nhiều lần chiếm ưu thế trong cuộc chiến tranh. Cũng trong thời gian này, nhiều ứng dụng về logictics đã được phát triển và vẫn còn được sử dụng đến ngày nay, mặc dù đã có ít nhiều thay đổi để phù hợp với môi trường sản xuất kinh doanh.

Logistics trong luật Việt Nam

Thuật ngữ logistics cũng đã được sử dụng chính thức trong Luật thương mại 2005, và được phiên âm (một cách khá “ngộ nghĩnh”) theo tiếng Việt là “lô-gi-stíc”. Điều 233 Luật thương mại nói rằng:

“Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao.”

4 phương thức khai thác hoạt động Logistic

Vì lĩnh vực Logistics rất đa dạng, bao gồm nhiều quy trình và công đoạn khác nhau nên hiện nay người ta chia thành 4 phương thức khai thác hoạt động Logistic như sau:

Logistics tự cung cấp ( 1PL)

Các công ty tư thực hiện các hoạt động logistics của mình. Công ty sở hữu các phương tiện vận tải, nhà xưởng, thiết bị xếp dỡ và các nguồn lực khác bao gồm cả con người để thực hiện các hoạt động logistics. Đây là những tập đoàn Logistics lớn trên thế giới với mạng lưới logistics toàn cầu, có phương cách hoạt động phù hợp với từng địa phương.

Second Party Logistics (2PL)

Là việc quản lý các hoạt động logistics truyền thống như vận tải hay kho vận. Công ty không sở hữu hoặc có đủ phương tiện và cơ sở hạ tầng thì có thể thuê ngoài các dịch vụ cung cấp logistics nhằm cung cấp phương tiện thiết bị hay dịch vụ cơ bản. Lý do của phương thức này là để cắt giảm chi phí hoặc vốn đầu tư.

Third Party Logistics (TPL) hay logistics theo hợp đồng.

Phương thức này có nghĩa là sử dụng cỏc cụng ty bờn ngoài để thực hiện các hoạt động Logistics, có thể là toàn bộ quá trình quản lý Logistics hoặc chỉ một số hoạt động có chọn lọc. Cách giải thích khác của TPL là các hoạt động do một công ty cung cấp dịch vụ Logistics thực hiện trên danh nghĩa khách hàng cuả họ, tối thiểu bao gồm việc quản lý và thực hiện hoạt động vận tải và kho vận ít nhẩt 1 năm có hoặc không có hợp đồng hợp tác. Đây được coi như một liên minh chặt chẽ giứa một công ty và nhà cung cấp dịch vụ Logistics, nó không chỉ nhằm thực hiện các hoạt động Logistics mà còn chia sẻ thông tin, rủi ro và các lợi ích theo một hợp đồng dài hạn.

Fourth Party Logistics (FPL) hay Logistics chuỗi phân phối.

FPL là một kháI niệm phát triển trên nền tảng của TPL nhằm tạo ra sự đáp ứng dịch vụ, hướng về khách hàng và linh hoạt hơn. FPL quản lý và thực hiện các hoạt động Logistics phức hợp như quản lý nguồn lực, trung tâm điều phối kiểm soát và các chức năng kiến trúc và tích hợp các hoạt động Logistics. FPL bao gồm lĩnh vực rộng hơn gồm cả các hoạt động của TPL , các dịch vụ công nghệ thông tin, và quản lý các tiến trình kinh doanh. FPL được xem là một điểm liên lạc duy nhất , nơi thực hiện việc quản lý, tổng hợp các nguồn lực và giám sát các chức năng TPL trong suốt chuỗi phân phối nhằm vươn tới thị trường toàn cầu, lợi thế chiến lược và các mối quan hệ lâu bền.

Phân loại các công ty cung cấp dịch vụ Logistics

Trong một số nghiên cứu người ta lại phân loại các công ty cung cấp dịch vụ Logistics theo các nhóm như sau.

Các Công Ty Cung Cấp Dịch Vụ Vận Tải

- Các công ty cung cấp dịch vụ vận tải đơn phương thức.
      VD: Công ty vận tải biển, đường bộ, đường sắt, hàng không.
- Các công ty cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức
- Các công ty cung cấp dịch vụ khai thác cảng
- Các công ty môi giới vận tải

Các Công Ty Cung Cấp Dịch Vụ Phân Phối

-Công ty cung cấp dịch vụ kho bãi
-Các công ty cung cấp dịch vụ phân phối

Các Công Ty Cung Cấp Dịch Vụ Hàng Hoá Du

- Các công ty môi giới khai thuê hải quan
- Các công ty giao nhận, gom hàng lẻ
- Các công ty chuyên ngành hàng nguy hiểm
- Các công ty dịch vụ đóng gói vận chuyển

Các Công Ty Cung Cấp Dịch Vụ Logistics Chuyên Ngành

- Các công ty công nghệ thông tin
- Các công ty viễn thông
- Các công ty cung cấp giải pháp tài chính, bảo hiểm
- Các công ty cung cấp dịch vụ giáo dục và đào tạo

Các công ty này lại có thể được chia thành 2 loại: Các công ty cung cấp dịch vụ Logistics có và không có tài sản.

Các công ty sở hữu tài sản thực sự có riêng đội vận tải , nhà kho  và sử dụng chúng để quản lý tất cả hay một phần các hoạt động Logistics cho khách hàng của mình.

Các công ty Logistics không sở hữu tài sản thì hoạt động như một người hợp nhất các dịch vụ Logistics và phần lớn các dịch vụ là đi thuê ngoài. Họ có thể phải đi thuê phương tiện vận tải, nhà kho, bến bãi …..Việc thuê ngoài đã nhanh chóng phát triển trong vài năm gần đây. Ngày nay có rất nhiều loại hình dịch vụ Logistics nhằm đáp ứng yêu cầu đa dạng khác nhau của các ngành hàng khác nhau. Khác với trước đây, không chỉ các dịch vụ Logistics cơ bản như vận tải và kho vận mà các loại dịch vụ phức tạp và đa dạng khác cũng đã xuất hiện. Việc thuê ngoài các dịch vụ Logistics gọi theo thuật ngữ chuyên ngành là Outsourcing.

Ví dụ về dịch vụ logistics

Dưới đây là ví dụ về dịch vụ logistics cho công ty May 10, trích đăng từ bài viết trên diễn đàn Vietship của thành viên có tên Dangerous Goods.

Công ty May 10 sản xuất và phân phối quần áo đi khắp nơi trong và ngoài nước, giao hàng đến tận nơi, đến tận giá bán hàng của các đại lý bán buôn, bán lẻ, thu hồi sản phẩm hư hỏng, lỗi, bán thanh lý hàng hết mốt, sale, promotion..v.v..

Những việc cơ bản họ phải làm hàng ngày là làm hợp đồng, đặt mua vải, chỉ, cúc, khóa, đinh, dây.v.v... ở trong, ngoài nước và sẽ ở nhiều nước khác nhau, nhiều thành phố khác nhau (vì không thể mua toàn bộ phụ kiện ở 1 nước, 1 thành phố được vì giá cả, mẫu mã, chất lượng ở mỗi nơi sẽ có 1 ưu thế, mỗi 1 sản phẩm sẽ dùng 1 loại phụ kiện đặc biệt hoặc 1 loại vải theo đúng style của đơn hàng đó và sẽ phải mua nhiều loại ở nhiều thành phố khác nhau, rồi sợ chiến tranh, thiên tai,.....)

Công việc vận hành hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng sẽ có những đơn hàng theo lịch trình lập trước gửi cho các công ty vận tải (công ty logistics) đến giờ này, ngày này, tháng này công ty May 10 sẽ cần bao nhiêu cont vải của Italy, bao nhiêu kg cúc của Hàn Quốc, bao nhiêu chỉ từ nhà máy trong Biên Hòa chuyển ra để làm đơn hàng A trong bao nhiêu ngày,... Căn cứ theo Order của may 10, công ty vận tải lên kế hoạch và trao đổi cùng May 10 để quyết định ngày nào thì nhập cái gì trước, bằng đường nào, có thể kết hợp hay ghép hàng với đơn hàng khác hoặc của đơn vị khác hay không, v.v..., mục đích nhằm tiết kiệm tiền vận chuyển tối đa cho May 10, kịp tiến độ sản xuất hàng ngày mà lại không mất nhiều chi phí lưu kho (việc này thì công ty May 10 không thể có điều kiện ghép hàng, không có hệ thống đại lý toàn cầu và có phương án làm tốt bằng đơn vị vận tải được).

Nếu mọi việc đều xuôn xẻ, công nhân không ai ốm, điện không bị mất, không mưa, không bão, không động đất, không thay đổi đơn hàng, kiểu dáng, không thừa thiếu, không thay đổi giá cả, không có sự cạnh tranh, đổi nhà cung cấp vv và vv.... thì công ty vận tải cứ thế mà làm và thu tiền.

Nhưng, lúc nào cũng sẽ có chữ “nhưng”, sẽ có lúc 1 trong những nguyên nhân khách quan đem đến, May 10 buộc phải nhập nguyên phụ liệu gấp để kịp về sản xuất, đây là lúc các anh chị vận tải sẽ phải đưa ra phương án tối ưu cho khách hàng, đi bằng gì Sea (LCL; FCL), Truck, Rail, Sea-Air hay Air... Vậy là các công ty giao nhận vận tải (công ty logistics) phải tham gia sâu hơn vào công việc sản xuất kinh doanh của May 10.

Hàng sản xuất ra sẽ cần đến 1 hãng tàu, 1 công ty Logistics hay 1 cty FWD nào đó cho 1 vài anh chị khéo miệng đến nói dăm ba câu phải trái, hạ giá, nâng hoa hồng để giành việc vận chuyển nhưng, lại có 1 chữ “nhưng”, cạnh tranh thế thì khó lắm, công ty đang làm vận tải cho may 10 họ phải dán tem mã, đánh số từng sản phẩm, từng thùng hàng, từng đơn hàng, từng lô hàng, còn 1 số động tác nữa xin được bỏ qua, họ phải quét mã để có số liệu hàng hóa để đưa lên mạng của công ty vận tải và để cùng quản lý lượng hàng, phụ liệu vào/ ra với May 10 nữa.

Hàng chuẩn bị ra lò rồi thì kế hoạch phân phối đi nội địa bao nhiêu, nước ngoài bao nhiêu, cửa hàng này bao nhiêu sản phẩm, cửa hàng kia bao nhiêu sản phẩm thì các anh vận tải cũng có rồi, lúc này thì công ty vận tải sẽ lên kế hoạch đóng đơn nào, đi đâu trước, có thể có hàng lẻ, hàng cont, hàng bộ, hàng Air nhưng các anh hàng không hoặc các anh hãng tàu hay các anh bảo là có Contract giá tốt đợi đấy mà vào cạnh tranh được (các anh có thể làm sub-contract thôi thì được) vì công ty vận tải người ta đã làm bao nhiêu công đoạn có lãi rồi, nếu cần cạnh tranh bằng giá, họ sẵn sàng cạnh tranh giá thấp hơn và sẽ sử dụng dịch vụ của hãng vận tải giá cao/ dịch vụ tốt hơn ông giá rẻ/ dịch vụ kém và hơn nữa họ có 1 loạt công cụ mà hãng vận tải trực tiếp không bao giờ cạnh tranh được thì chắc chắn May 10 sẽ không bỏ công ty vận tải trọn gói kia được và lúc đó hãng vận tải trực tiếp chỉ đi săn đón các ông làm vận tải trọn gói cho các nhà máy như May 10.

Hàng chuyển đến cảng đích rồi việc của công ty logistics lại tiếp tục làmthủ tục hải quan, chuyển hàng đến kho phân phối hoặc chuyển trực tiếp đến từng cửa hàng đặt sản phẩm hoặc đại lý bán hàng cho May 10...v.v...

Công ty logisitcs có thể thu tiền, ghi lại báo cáo lượng hàng tiêu thụ, hàng tồn, hàng đổi, bảo hành, yêu cầu chuyển thêm hàng vào ngày mai,....v.v... cho may 10 từ đó May 10 có kế hoạch sản xuất, phân phối, thu đổi, bảo hành, khiếu nại nhà cung cấp vật liệu,.... và báo cho công ty vận tải kế hoạch vận chuyển, thị trường này đang cần hàng này, không cần hàng kia, thị trường này bán ế move qua thị trường khác để clear hàng. Đơn nào còn đang nằm trong kho, đơn nào đã ra thị trường và nằm tại shop nào, ngày tháng nào thì Sale, promotion đơn nào, loại gì. Tất cả, tất cả những sản phẩm của May 10 đang nằm tại đâu, đất nước nào, thành phố nào, kho hàng nào đều được công ty vận tải quản lý và cập nhật thay đổi hàng ngày với May 10. Thậm chí các công việc tìm kiếm mở rộng thị trường phân phối tại các nước, các yêu cầu, phản hồi từ các đại lý bán hàng, từ công tác thị trường, từ khách hàng công ty vận tải có thể giúp May 10 luôn vì công ty vận tải họ có hệ thống toàn cầu, biết về các công ty bản địa nên thuận lợi hơn trong việc cầu nối thương mại.

Rated 4.6/5 based on 28 votes

0 Response to "Logistics là gì? Dịch vụ logistics thế nào?"

Đăng nhận xét

^